Có bao giờ bạn nghĩ nếu thế chỗ cho Mặt Trăng kia mỗi đêm là sao Hỏa, sao Thổ hay sao Mộc thì cảnh tượng sẽ như thế nào không? Mình không nói đến các ảnh hưởng của nó mà chỉ đề cập đến vấn đề hình ảnh mà thôi. Nếu sao Hỏa thế chỗ Mặt Trăng thì mỗi đêm chúng ta sẽ thấy có một quả cầu xù xì rất xấu trên bầu trời, nếu đó là sao Mộc bạn sẽ thấy nó cực kỳ to còn nếu đó là sao Thổ thì cảnh tượng sẽ rất hoành tráng.
Đây là hình ảnh Mặt Trăng bình thường của chúng ta, có đường kính 3.476 km:
Sao Kim, đường kính 12.092 km (chỉ nhỏ hơn 650 km so với Trái Đất):
Sao Hỏa, đường kính khoảng hơn 6.000 km (bằng phân nửa so với Trái Đất):
Sao Mộc, đường kính 142.984 km, lớn hơn gấp 10 lần Trái Đất và bằng 1/10 đường kính Mặt Trời:
Sao Thổ, đường kính khoảng 120.000 km, lớn hơn Trái Đất khoảng 9 lần:
Sao Thiên Vương, đường kính khoảng 50.000 km, được gọi là "hành tinh băng khổng lồ". Màu lục lam mà bạn thấy đó là bụi mờ quang hóa học HidroCarbon trên cao nằm phía trên các đám mây Mêtan.
Sao Hải Vương, đường kính khoảng hơn 48.000 km, màu xanh nổi bật của hành tinh là do phân tử Mêtan hấp thụ ánh sáng bước sóng đỏ.
No comments:
Post a Comment